Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Thoái hóa cột sống cổ có biểu hiện gì

Thoái hóa đốt sống cổ khiến người bệnh rất đau đớn nhiều khi khó vận động vùng cổ, nếu không phát hiện kịp thời qua các biểu hiện của bệnh thì sẽ rất khó điều trị.


Các biểu hiện mà bệnh nhân đến khám như là đau cột sống cổ, làm hạn chế vận động cột sống cổ, do hiện tượng ép rễ thần kinh trong lỗ liên hợp của các đốt sống. Các dấu hiệu phối hợp như dị cảm cánh tay, cẳng tay và đến tận bàn tay. Đôi khi biểu hiện đau đầu không thể chịu được, ngoài ra có thể chóng mặt.



Thoái hóa đốt sống cổ


Đau thần kinh cánh tay rất dữ dội, đau ở cột sống cổ và vai, đau lan xuống cánh tay, đau mặt ngoài cánh tay, đau lan đến khuỷu và có thể đến ngón cái, ngón trỏ. Đau dai dẳng và nghỉ không thuyên giảm. Nguyên nhân thường do chèn ép rễ thần kinh do gai xương nhô vào trong lỗ liên hợp hoặc do thoát vị đĩa đệm gây ra, thường do rễ của C5, C6, C7, C8.

Về điều trị, cần tránh các động tác làm khởi phát cơn đau như: Nằm ngủ trên giường phẳng, không gối đầu cao và không sử dụng gối dài. Ban ngày tránh mang vác nặng và ngồi lâu. Đối với thể đau quá mức, bệnh nhân nên nằm viện điều trị và có thể sử dụng liệu pháp corticoide tĩnh mạch. Việc xoa bóp vùng cơ cổ kết hợp tia hồng ngoại, chạy sóng ngắn,... ở đợt đau của thoái hóa cột sống cổ cũng có tác dụng khả quan.

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh đau lưng

Đau lưng có nhiều nguyên nhân khác nhau do vậy việc điều trị cũng có nhiều phương pháp. Dựa trên các nguyên nhân gây đau lưng bạn hoàn toàn có thể biết cách điều trị đau lưng hiệu quả



Các nguyên nhân sinh đau lưng thì nhiều, nhưng có thể phân làm hai loại.

1. Nguyên nhân do xương khớp bị tổn thương như: viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, khớp bị lão hóa, thoái hóa đĩa đệm cột sống, xoắn vặn vùng giãn đốt sống, chứng gù vẹo cột sống, gãy xương, loãng xương, trượt đốt sống, hẹp ống sống, gân hay là cơ bị rách, bị căng quá mức vì tai nạn hay vì cử động quá mạnh, hoặc đĩa đệm bị xô lệch, khe đốt sống bị hẹp lại… đều có thể sinh đau lưng.

2. Loại thứ hai tuy ít gặp nhưng lại đáng ngại hơn, khi đó đau lưng chỉ là triệu chứng của các bệnh như: phình động mạch, ung thư từ nơi khác di căn vào xương sống, ung thư tủy sống, bệnh ankylosing spondylitis, thường bị ở đoạn dưới thắt lưng làm cho gân quanh các đốt xương sống bị vôi hóa làm cử động không được và đau lưng; khối u, áp-xe cạnh cột sống, áp-xe ngoài màng cứng, bệnh thận, loét ống tiêu hóa…

Do tính chất phức tạp và nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau lưng. Vì vậy khi bị đau lưng chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân để có cách phòng và chữa hiệu nghiệm.


Chứng đau lưng

Triệu chứng đau lưng

Nếu đau lưng phía trên kèm theo tức ngực, có ho kéo dài với sốt nhẹ, người bệnh sút cân kéo dài đó là dấu hiệu thường gặp trong bệnh lao. Đau lưng ở vùng giữa, hay gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt thấy xương sống có chỗ gồ lên, có thể là đau cột sống. Đau lưng ở đoạn dưới và đau nhiều sau khi mang vác nặng có thể do bong gân, giãn dây chằng. Đau lưng nhiều ở đoạn cuối, xuất hiện một cách đột ngột khi nâng vật nặng hoặc khi vặn mình là nguyên do thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt đau vùng thắt lưng kèm theo một bên đùi hoặc bàn chân thấy đau, tê và yếu có thể do dây thần kinh bị kẹt hoặc gai đôi. Ở những người có tác phong đứng ngồi sai tư thế để cho hai vai thõng xuống cũng là 1 nguyên nhân gây ra đau lưng.

Người có tuổi bị đau lưng lâu năm, kèm thêm làm việc chóng mệt, hay tối sầm mặt mày đó là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống, gây hội chứng thiếu máu não. Phụ nữ trong kỳ có kinh hoặc có thai thường đau ở vùng thắt lưng là chuyện bình thường. Ngoài ra các bệnh nhiễm trùng đường ruột, ở thận, niệu quản, bàng quang người bệnh cũng cảm thấy đau lưng cấp hoặc mãn.

Bạn cần phát hiện nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác để có phương pháp chữa phù hợp.

Cách chữa trị đau lưng

Trừ những trường hợp đặc biệt, có thể áp dụng một hoặc phối hợp các phương pháp sau đây để điều trị bệnh đau lưng:

Dùng vật lý trị liệu không dùng thuốc.
Dùng các thuốc trị đau lưng.
Phẫu thuật.

Đau lưng do lao, do nhiễm trùng đường tiết niệu, đường mật thì cần phải chữa nguyên nhân. Đau lưng thường, kể cả đau lưng ở phụ nữ có thai có thể chữa bằng cách sửa lại thói quen đứng, ngồi thẳng lưng hoặc nằm trên phản, giường cứng, không nằm đệm hoặc võng, thường xuyên tập luyện hoặc dùng châm cứu, bấm huyệt. Trường hợp đau lưng do giãn dây chằng hoặc nghi trượt đĩa đệm cần để người bệnh nằm ngửa, bất động trong vài ngày, nên kê đệm ở chỗ khoeo chân và lưng, nên dùng các thuốc giảm đau uống kèm theo đắp khăn nóng.

Trong vài ngày nếu đau lưng không đỡ bạn nên đến phòng khám bệnh chuyên khoa để được khám và điều trị đặc hiệu.

Đọc thêm về thuốc chữa đau lưng

Phòng ngừa đau lưng

Để phòng ngừa đau lưng, cần tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng… Khi có dấu hiệu đau lưng, nên đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống để được hướng dẫn điều trị đúng đắn.Hàngngày, mọi người cần kiểm soát tư thế làm việc, sinh hoạt và tư thế nằm ngủ sao cho khoa học, hợp lý. Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, làm những động tác vươn vai giữa giờ có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau lưng do tư thế gây nên.

Khi ngủ, giường phải rộng rãi để có thể trở người một cách thoải mái. Những người luôn ngủ trong một tư thế, không trở mình khiến một phần cơ thể máu huyết lưu thông kém, cơ bắp bị chèn ép, có nguy cơ dẫn đến đau lưng. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, tuy nhiên, cần phải thay đổi tư thế thường xuyên.

Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, một số người thường có thói quen rụt cổ, khom lưng hoặc co hông… Những tư thế này tuy có lợi cho những công việc cụ thể nhưng do tư thế đơn điệu, một số cơ bắp nằm trong tình trạng co rút lâu, dễ dẫn đến mệt mỏi, thậm chí bị tổn thương.

Mỗi người ngay từ khi còn trẻ nên chú ý uốn nắn, sửa chữa tư thế làm việc sinh hoạt cho đúng. Đối với những người không thể thay đổi tư thế do tính chất công việc, giữa giờ làm việc nên nghỉ ngơi, thư giãn, làm một số động tác ngược với tư thế làm việc.

Chẳng hạn, với người làm việc thường xuyên khom lưng thì nên duỗi thẳng lưng, đối với người làm việc xoay hướng bên phải thì trong lúc nghỉ nên làm động tác xoay hướng về bên trái.

Khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ, không được thay đổi đột ngột. Khi bị trẹo lưng cần phải làm động tác xoay lưng nhẹ nhàng trong phạm vi có thể. Nếu cần thiết có thể đến bác sĩ để khám và điều trị, không nên xoa nắn lưng một cách tùy tiện.

Uống thuốc không phải là phương pháp tốt nhất trong việc phòng ngừa đau lưng. Một phương pháp khác có thể phòng ngừa đau lưng là tập luyện đi lùi.

Tuy nhiên, khi tập luyện phải chọn nơi địa hình bằng phẳng, rộng rãi, tốt nhất là có hai người cùng tập luyện và cần phải kiên trì tập trong một thời gian dài. Thời gian và cường độ luyện tập phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bản thân, nên tiến hành tuần tự từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều.


Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Chú ý triệu chứng đau lưng do bệnh phụ khoa ở phụ nữ

Đau lưng ngoài do căng cơ, tuổi tác hay do mang bầu thì phụ nữ còn có thể bị đau lưng do một số bệnh phụ khoa gây nên. Với vấn đề này thì cần được thăm khám và điều trị cụ thể chứ không nên tự ý tìm cách chữa trị.

Chú ý triệu chứng đau lưng do bệnh phụ khoa ở phụ nữ



Rất nhiều người bị đau lưng thường nghĩ rằng do các vấn đề ở cột sống hoặc xương khớp gây ra. Nhiều chị em không nghĩ rằng khi bị đau lưng, đặc biệt là đau lưng dưới, nguyên nhân có thể là do chị em đang mắc bệnh phụ khoa nào đó. Các khối u ở tử cung, buồng trứng… cũng gây triệu chứng đau lưng.

  Phụ nữ hay bị đau lưng hơn đàn ông bởi lý do sinh lý như đến kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, cộng thêm hậu quả của việc làm đẹp như mặc áo nịt ngực chật, đi giày cao gót, diện quần cạp trễ… Nhưng có một lý do ít được biết đến, đó là bệnh phụ khoa, trong đó, viêm xương chậu là hay gặp nhất.

Đọc thêm về cách chữa đau lưng bằng thuốc nam

  Chị em bị bệnh phụ khoa ngoài việc cảm thấy lưng đau mỏi còn thấy đau bụng, bụng dưới như sệ xuống. Các bệnh u tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng… đều có thể gây đè nén cột sống, dẫn đến đau lưng. Nhiều người bị bệnh này nhưng không sốt nên không đi khám, bệnh dần dần phát triển thành mạn tính, điều trị lâu dài và tốn kém hơn. Lâu ngày, bệnh có thể dẫn đến tắc ống dẫn trứng, gây vô sinh và thai ngoài tử cung. Để phân biệt cơn đau lưng do mắc bệnh phụ khoa gây nên, chị em cần chú ý các biểu hiện như: đau nhức phần xương cụt, kèm theo đau bụng, kinh nguyệt không đều, nhiều khí hư, bụng dưới sệ xuống. Trong khi đó, cơn đau ở phần cột sống thường là đau ở thắt lưng, kèm theo nhức chân, đùi bị tê. Nếu bị nhiễm trùng đường ruột, bàng quang, niệu quản, người bệnh cũng có thể cảm thấy đau lưng.

  Vì vậy, tốt nhất bạn nên đi khám để biết chính xác nguyên nhân đau lưng của mình là do đâu. Bạn cần đi khám để được điều trị kịp thời và đúng bệnh.

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Dân công sở cần cảnh giác với bệnh thoái hóa cột sống

Dân công sở ngồi nhiều, ít vận động, công việc mệt mỏi khiến cho bệnh cơ xương khớp ngày càng nặng hơn. Bệnh không những gây khó khăn trong công việc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.


Theo nghiên cứu của bệnh viện Châm Cứu Trung Ương, trong số 900 người đến khám trong một ngày đã có tới 70-80% mắc các bệnh liên quan đến cột sống , thắt lưng. Các bác sỹ tại đây cho biết thêm những người cao tuổi có xu hướng bị thoái hóa cột sống nhưng hiện nay căn bệnh này không chừa một ai, nhất là các bạn nữ văn phòng. Đây là kẻ thù của dân công sở - bệnh thoái hóa cột sống.
Nguyên nhân của bệnh
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống là ngồi sai tư thế trong một thời gian dài, có thể là do ghế ngồi quá thấp so với bàn, hoặc ngồi quá cao, ngồi không thẳng lưng.
Do ngồi không đúng tư thế, vùng cổ, gáy không được cử động thường xuyên, chỉ giữ nguyên một tư thế dễ dẫn đến mỏi mệt. Một số bạn nữ đến lúc mỏi mệt thì bẻ cổ, vặn lưng rất mạnh.
Việc nằm ngủ trên bàn, hoặc ghế .Đây là tình trạng ngủ không đúng tư thế, nếu tiếp diễn trong thời gian dài sẽ mỏi mệt, ảnh hưởng đến thoái hóa cột sống.
Hoặc khi năm ngủ chỉ có thói quen nằm 1-2 tư thế, không trở mình thường xuyên
Những biểu hiện của bệnh

Nếu bạn đang gặp phải  những biểu hiện này, rất có thể bạn đang mắc phải chứng thoái hóa cột sống. Hãy kiểm tra sức khỏe trước khi quá muộn:
Đau mỏi vùng cổ, sau đó lan rộng xuống bả vai, cánh tay
Cảm thấy tê tê như kim châm ở vùng cổ, có thể cảm thấy đau buốt từng cơn.
Nếu nặng hơn bạn sẽ gặp khó khăn trong khi nuốt, vướng, hay bị choáng.
Nấc, ngáp, chóng mặt
Để phòng tránh được căn bệnh này, đầu tiên nên điều chỉnh lại tư thế ngồi cho đúng cách:
Nên ngồi cách màn hình máy tính ít nhất 50cm
Nên nghỉ giải lao vài phút sau 45 phút làm việc. Có thể rời màn hình máy tính, thực hiện massage nhẹ nhàng vùng cổ, vai, cánh tay , lưng.
Lụa chọn ghế ngồi sao cho thoải mái nhất, không quá tựa lưng vào ghế.

Tuổi trẻ có thể bạn còn sức khỏe để đánh bại với bệnh tật, tuy nhiên cần chăm sóc sức khỏe ngay từ bây giờ trước khi quá muộn. Vì vậy hãy học cách chăm sóc sức khỏe mỗi ngày để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Kiểm tra tại nhà bệnh thoát vị đĩa đệm đơn giản

Thông thường người bệnh thường thấy xuất hiện triệu chứng là đi thăm khám tại các trung tâm y tế nhưng ở bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc cách kiểm tra bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà



Hầu hết chấn thương đĩa đệm xảy ra tại vùng cổ và thắt lưng, vùng lưng giữa nhưng ở vùng lưng giữa ít xảy ra hơn. Chấn thương đĩa đệm thường gây ra đau đớn và lan tỏa ra tứ chi.Thoát vị đĩa đệm cổ bó chặt các dây thần kinh gây ra đau đớn lên vai lan dần xuống tay và lưng. Chấn thương đĩa đệm thắt lưng gây đau đớn lên lưng dưới, lan dần xuống cẳng chân rồi đến tận ngón chân. Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng thường gây đau chân mà không đau lưng. Thường thi 90% trường hợp bị đau chân lan tỏa xuống phần dưới đầu gối liên quan đến thoát vị thắt lưng.

3 cách thử nghiệm tại nhà kiểm tra bạn có bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng hay không

Cách 1: Hạ thấp đột ngột: Ngồi lên 1 chiếc ghế sau đó hạ đột ngột vai ra phía trước và để lưng dưới cong ra phía sau. Sau đó nâng 1 hoặc 2 chân thẳng trước mặt. Nếu chân bạn bị đau khắp thì có thể bạn đã có vấn đề về đĩa đệm thắt lưng

Cách 2: Nâng cẳng chân:Nằm ngửa trên sàn nhà . Giữ 2 chân thẳng đứng và nâng cả 2 gót chân lên khỏi sàn nhà khoảng 15cm nếu chân bạn bị đau khắp hoặc ko thể nâng chân lên có thể bạn đã bị thoát vị thắt lưng

Cách 3: Kéo cẳng chân:Trong khi nằm ngửa trên sàn nhà, nhờ một người kéo từ từ chân phần mắt cá chân và bàn chân. Nếu lưng phần dưới hoặc cẳng chân bớt đau có thể bạn đã bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng và phương pháp trên là 1 phương pháp hữu hiệu để giảm đau.


2 cách kiểm tra giúp bạn biết bạn có bị thoát vị cổ:



Cách 1: Kéo căng dây thần kinh chi trước:Trong khi ngồi, nâng tay lên trước sao cho bắp tay song song với sàn nhà còn cánh tay (phần từ khuỷa tay đến bàn tay) chỉ thẳng lên trần nhà rồi quay cổ tay về phía lưng. Giữ nguyên cổ tay, duỗi thẳng cánh tay ra trước sau đó từ từ đưa tay thẳng ra phía sau. Nếu bài thử này làm gây đau đớn vùng cánh tay thì bạn có thể đã bị thoát vị cột sống cổ.

Cách 2: Kéo cổ:Trong khi ngồi, đặt 2 bàn tay lên 2 tai rồi từ từ kéo đầu lên phía trên. Nếu hành động này giúp bạn giảm đau thì có thể bạn đã bị thoát vị đốt sống cổ và đây là một phương pháp hiệu quả để giảm đau.

Khi bị lồi đĩa đệm, cách tốt nhất để chẩn đoán bằng hình ảnh là chụp X-Quang, dùng thuốc trị đau thần kinh tọa. Nhưng đối với thoát vị cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm thắt lưng thì chụp cộng hưởng từ là phương pháp tối ưu. Chụp cộng hưởng từ không chỉ đưa ra chi tiết về bộ xương mà còn chi tiết về các mô mềm và đĩa đệm. Chụp cắt lớp cũng có thể chẩn đoán được lồi đĩa đệm nhưng chỉ nên sử dụng để đưa ra hình ảnh chi tiết về xương và thường tốn ít chi phí hơn là chụp X-Quang.

Rõ ràng, nếu như muốn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đốt sống thắt lưng thì chụp cộng hưởng từ là phương án tốt nhất. Tham khảo thêm bài thuốc hay cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả từ thảo dược tươi.


Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Chữa đau lưng hiệu quả bằng 5 vị thuốc đông y

Từ lâu các vị thuốc đông y đã được kết hợp với nhau làm nhiều bài thuốc chữa các bệnh khác nhau, Để có thể chữa đau lưng thì bạn cũng nên tìm hiểu về các vị thuốc đông y này. 5 vị thuốc dưới đây bạn nên tìm hiểu.

Chữa đau lưng hiệu quả bằng 5 vị thuốc đông y



1. Đỗ trọng: tính bình, vị ngọt hơi cay, có công dụng bổ can thận, cường gân cốt, bổ lưng gối. Sách Thần nông bản thảo kinh viết: “Đỗ trọng chủ yêu cốt thống, bổ trung ích tinh khí, kiện cân cốt”. Kinh nghiệm dân gian khuyên người đau lưng nên dùng 50g đỗ trọng hầm với thận lợn ăn hàng ngày.

2. Tỏa dương: tính ấm, vị ngọt, có công dụng bổ thận tráng dương, làm mạnh gân cốt. Sách Nội mông cổ trung thảo dược viết: “Tỏa dương trị dương nuy di tinh, lưng đau gối mỏi”. Kinh nghiệm dân gian khuyên người đau lưng nên nấu cháo tỏa dương ăn hàng ngày.


3. Nhục thung dung: tính ấm, vị chua ngọt hơi mặn, có công dụng bổ thận ích tinh, dùng tốt cho người bị đau lưng. Sách Bản thảo chính nghĩa viết: “Yêu giả thận chi phủ, thận hư tắc yêu thống, nhục dung bổ thận, thị dĩ trị chi” (lưng là phủ của thận, thận hư tất đau lưng, nhục thung dung có công dụng bổ thận nên được dùng để trị đau lưng).



4. Hà thủ ô: (có 2 loại hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng) có công dụng bổ can thận, dưỡng tinh huyết. Sách Bản thảo cương mục viết: “Hà thủ ô năng dưỡng huyết ích can, cố tinh ích thận, cường cân cốt, ô long phát, vi tư bổ thực dược” (hà thủ ô dưỡng huyết bổ can, cố tinh ích thận, làm mạnh gân cốt, làm đen râu tóc, đúng là thức ăn, vị thuốc bổ dưỡng vậy).

Đối với phụ nữ, hà thủ ô còn được dùng chữa các bệnh sau đẻ, các bệnh xích bạch đới. Liều dùng hằng ngày 12-20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc rượu hoặc thuốc bột.

5. Đông trùng hạ thảo: tính ấm, vị ngọt, có công dụng bổ hư tổn, ích tinh khí. Sách Dược tính khảo viết: “Đông trùng hạ thảo bí tinh ích khí, chuyên bổ mệnh môn”. Kinh nghiệm nhân dân khuyên người bị đau lưng nên dùng đông trùng hạ thảo 3-5g hầm cách thủy với gà trống ăn mỗi tuần 1 lần.

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

HIỆN TƯỢNG đau nhức ở lưng PHÍA DƯỚI VÀ GIẢI PHÁP

Đau lưng phía dưới là một dạng của bệnh đau nhức ở lưng, chúng ta có thể mắc phải bệnh này khi làm việc các cử động không đúng hoặc đây cũng có thể là triệu chứng nhất mực của một số căn bệnh.

 

Xem thêm:

>> Thoái hóa cột sống cổ do nguyên cớ nào

 

Bệnh đau lưng phía dưới:

Đau lưng phía dưới là một biểu hiện thể hiện bằng hiện tượng đau ở vùng được giới hạn từ ngang cột sống lưng ở phía trên và ngang đĩa cột sống đoạn cột sống lưng 5 và cùng 1 ở phía dưới; bao gồm đa, tổ chức dưới da, cơ, xương và các bộ phận ở sâu.

Đau lưng phía dưới

Lý do gây đau lưng phía dưới:

- Nguyên nhân do tuổi tác: bệnh hay gặp ở người già trên 60 tuổi

- Căn do do thương tổn như: chấn thương gây rạn nứt, vỡ, di lệch đốt sống, viêm cột sống dính khớp, viêm cột sống do lao, ung thư, bệnh Paget, loãng xương…

- Nguyên cớ do bệnh ở nội tạng:

+ Loét hành tá tràng, ung thư bao tử, bệnh sỏi  tuỵ, viêm tuỵ mạn và cấp, viêm gan mạn, sỏi đường mật, dỏi trong gan, bệnh túi mật…

+ Bệnh viêm đường tiểu, sỏi thận, tiết niệu, lao thận, u thận, thận đa nang, viêm thận bể thận.

+ Ở phụ nữ có thể gặp u nang buồng trứng, u xơ tử cung, đau bụng kinh, đau sau đặt vòng, sau các thủ thuật mổ lấy thai, mổ cắt tử cung

+ Bệnh của tuyến tiền liệt ở đàn ông…

 

biểu hiện đau ê ẩm vùng lưng phía dưới:

- Lưng đau cứng làm cho bệnh nhân kkhông thể vận động được, phải nằm, không dám hoạt động trong vòng 5 đến 7 ngày nhưng cũng nhiều khi nằm 10 – 15 ngày sau đó bệnh nhân mới đi lại được.

- Đau đột ngột sau các động tác mạnh, không thích hợp như mang vác, ngồi làm việc hoặc nằm không đúng tư thế...

- Đứng hay ngồi lâu sẽ thấy đau, sáng thức dậy khó đi lại....

Đau lưng phía dưới

Các chữa trị bệnh đau ê ẩm vùng lưng phía dưới:

Bệnh này tuy không phải bệnh nguy hại đến sự sống còn của con người, nhưng cảm giác bị đau ê ẩm, khó đi lại, thậm chí người bị nặng còn phải nằm bất động 1 chỗ lâu ngày lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như hoạt động bình thường của họ. Bệnh lại rất dễ tái phát và khó điều trị. Do đó xác định chính xác căn nguyên gây bệnh là một thời cơ trong chữa trị lâu dài bệnh lý này. (Xem thêm điều trị đau cơ lưng tại đây)

 

một vài cách phòng và điều trị chúng tôi xin được giới thiệu là:

- Sử dụng thuốc giảm đau trong các trường hợp đau nhiều: thuốc Aspirin, Indomethacin, Profenid, Brufen... Có thể sử dụng cao dán, thuốc mỡ có Salicylat. Không nên dùng các thuốc có Steroid.

- Chườm nóng, massage.

- Sử dụng điện: hồng ngoại, sóng ngắn, điện dẫn thuốc...

- Thao tác cột sống (không làm khi nghi có viêm, ung thư, loãng xương nặng).

- Dùng phương pháp châm cứu bấm huyệt.

- Sử dụng thuốc giãn cơ khi có co cơ.

- Có chế độ tập luyện, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

- Không làm việc quá sức

- Tăng cường canxi và chất xơ trong khẩu phần ăn.

- Thực hiện phẫu thuật trong một số trường hợp sau:

+ Phẫu thuật làm cứng, cố định khi có nguy cơ lún đốt sống, gù vẹo nhiều...

+ Phẫu thuật chữa trị thoát vị đĩa đốt sống: mổ lấy nhân thoát vị, mổ cắt cung sau.

+ Các bệnh di lệch áp chế vào tuỷ, đuôi ngựa (lao, chấn thương, u…).

 

Bệnh đau nhức ở lưng phía dưới có rất nhiều nguyên nhân không giống nhau, do đó bệnh nhân cần phải được thăm khám một cách tỉ mỉ và chính xác mới đem đến một kết luận chính xác và điều trị kịp thời.